1. Các kiến thức cơ bản:
Stt | Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
1 | Các khái niệm cơ bản | Làm cho người học nắm được: – Phân loại thiết bị nâng theo TCVN 4244-86. 2005 – Các đặc trưng để phân biệt các loại TBN ( Máy trục kiểu cầu, cần trục, máy nâng xây dựng, xe nâng hàng ) |
2 | Cấu tạo chi tiết của các bộ phận quan trong như: cơ cấu nâng hạ , cơ cấu an toàn, cơ cấu di chuyển, phanh | Làm cho người học hiểu được: – Cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc của các cơ cấu – Các hư hỏng thường gặp |
3 | Cấu tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá an toàn : cáp thép ,móc, xích, phanh, tang, puly, kết cấu kim loại, cần, các cơ cấu an toàn | |
3.1 | Cáp, xích | Làm cho người học nắm được: – Các khái niệm về cấu tạo cáp, bước bện cáp, lực kéo đứt cáp, điều kiện loại bỏ cáp, các hư hỏng thường gặp – Các loại xích, ưu, nhược điểm của xích so với cáp. Ứng dụng của xích, cách kiểm tra xích |
3.2 | Móc | Làm cho người học nắm được: – Cấu tạo móc đơn, móc đôi, ứng dụng của chúng – phương pháp loại bỏ móc – Các cơ cấu mang tải khác, bài toán treo xiên |
3.3 | Phanh | Làm cho người học nắm được: – Cấu tạo phanh đai, má, áp trục – Các yêu cầu an toàn |
3.4 | Tang tời và puly | Làm cho người học nắm được: – Các loại tang ma sát, cắt rãnh, ứng dụng, công dụng puly – Yêu cầu an toàn đối với tang, puly |
3.5 | Cần và kết cấu kim loại | Làm cho người học nắm được: – Cấu tạo cần, kết cấu kim loại, các hư hỏng thường gặp – Quan hệ Q-L, Q-H, Q-Góc nghiêng cần. Bảng quan hệ tải trọng-tầm với – Các sự cố quá tải ở tầm với tương ứng |
3.6 | Thiết bị an toàn | Làm cho người học hiểu được: – Công dụng của từng loại thiết bị an toàn, vị trí đặt – Yêu cầu an toàn của từng thiết bị |
2. Các kiến thức về an toàn, quy trình làm việc và xử lý sự cố:
1 | Các sự cố và nguyên nhân sự cố | Làm cho người học hiểu được: – Các sự cố và nguyên nhân của đứt, tuột cáp, gẫy cần, tuột phanh, gẫy, tuột móc – Cháy cần trục do phóng điện – Lật đổ xe nâng hàng – Gây tai nạn cho những người làm việc xung quanh |
2 | Quy trình vận hành an toàn | Làm cho người học nắm chắc: – Các bước của quy trình vận hành an toàn – Những điều cấm khi vận hành thiết bị – Hệ thống các tín hiệu tayLm cho người học nắm chắc: – Cc bước của quy trình vận hnh an tồn – Những điều cấm khi vận hnh thiết bị – Hệ thống cc tín hiệu tay |
3 | Khái niệm thiết bị nâng | Làm cho người học nắm được: – Khái niệm về chế độ làm việc của thiết bị nâng – Mục đích, yêu cầu của việc khám nghiệm – Các bước khám nghiệm thiết bị |
4 | Kiểm tra và bảo trì cho các bộ phận quan trọng | Làm cho người học nắm được: – Quy định thời gian kiểm tra các bộ phận ( cáp, móc, tang, puly, phanh, cơ cấu an toàn ) – Cách kiểm tra, bảo trì các bộ phận quan trọng |
5 | Kiểm tra cuối khóa | Theo hình thức trắc nghiệm. |