Trong kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thì kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:
Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy phải được kiểm định viên thực hiện đầy đủ theo các nội dung dưới đây
(1) Kiểm tra giếng thang
(2) Kiểm tra buồng máy và các thiết bị bên trong buồng máy (không áp dụng đối với các thang không có buồng máy)
(3) Kiểm tra cabin và các thiết bị bên trong cabin
(4) Kiểm tra thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc
(5) Kiểm tra đối trọng và khối lượng cân bằng, kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan
(6) Kiểm tra máy dẫn động và các thiết bị kết hợp
(7) Kiểm tra hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn
(8) Kiểm tra ray dẫn hướng
(9) Kiểm tra hệ thống cứu hộ
(10) Kiểm tra điện trở cách điện, điện trở nối đất.
Cụ thể từng bước theo các nội dung nêu trên được quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thì cần thử vận hành thang máy ở các hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH có nêu thủ vận hành thang máy ở các hình thức sau:
– Thử không tải:
Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị hoạt động theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường.
– Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức:
– Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức:
Chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng cho thang chạy xuống và kiểm tra:
Lập biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy với nội dung như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy được lập với đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH
Bên cạnh đó còn có quy định về thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
– Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
– Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
– Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành ba (02) bản, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền và kiểm định viên thực hiện việc kiểm định thang máy mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ một (01) bản.